Chia sẻ kinh nghiệm đặt tên công ty

Bạn đang dự định thành lập một công ty để bắt đầu công việc kinh doanh của mình, mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, nguồn vốn, ý tưởng kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, nhân sự, trang thiết bị, văn phòng, cửa hàng,… tất cả đều đã được lên kế hoạch ổn thỏa, nhưng vẫn còn một vấn đề nan giải đó là đặt tên công ty, đây thực là công việc không dễ dàng một chút nào.

Chia sẻ kinh nghiệm đặt tên công ty

Chia sẻ kinh nghiệm đặt tên cho công ty

Có khi phải mất cả tuần mới suy nghĩ ra được một cái tên hay, nhưng cũng khi chỉ nhờ vào một tình huống bất chợt là bạn đã có cho mình một cái tên cho công ty. Việc đặt tên công ty là một việc rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của bạn sau này.

Nếu đặt được một cái tên hay sẽ giúp nhiều người biết đến công ty, doanh nghiệp của bạn, tạo thuận lợi trong quá trình kinh doanh, nhất là khi doanh nghiệp của bạn phát triển lớn mạnh, cần mở rộng thị trường. Ngược lại nếu đặt một cái tên dở, sẽ không ai chú ý đến công ty, doanh nghiệp của bạn, khiến quá trình kinh doanh trôi vào khó khăn, bế tắc, những lúc như thế bạn phải thay đổi lại tên công ty theo trào lưu mới cho phù hợp, người ta thường gọi là tái định vị thương hiệu.

Hôm nay, tencongty.vn sẽ chia sẻ đến kinh nghiệm đặt tên công ty hay, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn cái tên xuất sắc cho hoạt động doanh nghiệp của mình.

Những cách đặt tên công ty thông dụng

Đặt tên công ty theo ngành nghề kinh doanh

Đây là cách đặt tên khá thông dụng, được nhiều doanh nghiệp chọn để đặt tên cho công ty của mình. Nếu họ kinh doanh ngành nghề gì sẽ đặt tên theo ngành nghề đó, ví dụ công ty vi tính Vĩnh Thạnh, công ty may mặc Cần Thơ, công ty xuất nhập khẩu Việt Nam, công ty vận chuyển hàng nguy hiểm Nam Phú Thịnh Express, công ty xăng dầu Việt Nam…

Cách đặt tên theo ngành nghề chỉ phù hợp nếu như bạn là doanh nghiệp độc quyền, chỉ một mình bạn kinh doanh, ngoài ra không còn doanh nghiệp đối thủ nào khác. Nếu có nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động chung một ngành nghề thì tên của công ty bạn sẽ bị mất hút vì đâu có tạo ấn tượng trong đầu khách hàng được, họ còn chẳng nhớ đã từng mua hàng, sử dụng dịch vụ từ công ty của bạn nữa

Đặt tên công ty theo tên người sáng lập

Đặt tên công ty theo tên người sáng lập

Đặt tên công ty theo tên người sáng lập

Đây là cách đặt tên dựa theo tên người sáng lập, hoặc tên ghép những thân nhân trong gia đình. Thường thì những công ty tư nhân sẽ hay đặt tên kiểu này, ví dụ công ty McDonald, công ty Dell, công ty Ford, công ty Trump, ở Việt Nam thì có công ty Tân Hiệp Pháp, công ty Hoàn Vũ, công ty Hoài Bảo,…

Cách đặt tên cho công ty theo tên người sáng lập hoặc tên ghép các thành viên trong gia đình nó giúp những chủ sở hữu có thể tạo ấn cá nhân của mình lên công ty, nhưng vô hình trung, nó khiến cho các nhân viên không cảm thấy thoải mái khi làm việc theo kiểu gia đình trị.

Ngoài ra nếu bạn đặt tên theo hướng này khi cần sang nhượng tên thương hiệu, hoặc hợp tác với một tầm đoàn, công ty, doanh nghiệp khác sẽ rất khó khăn. Vì chẳng ai thích một cái tên mang tính cá nhân lại đại diện cho công ty của mình. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn không nên đặt tên theo kiểu này nếu như có ý định vươn ra bể lớn. Sau này làm ăn thành công bạn sẽ phải tốn chi phí để tái định vị thương hiệu.

Đặt tên công ty theo địa phương đặt trụ sở công ty

Có lẽ đây là cách đặt tên phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp nhiều cái tên Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An, bia Sài Gòn, bia Cần Thơ, Nước mắm Phú Quốc, bia Huda Huế, Công ty Khatoco Khánh Hòa, chè Thái Nguyên…

Mục đích ban đầu của những công ty này là phục vụ nhu cầu mua sắm, sử dụng hàng hóa dịch vụ của khách hàng tại địa phương mình, dần dần công ty phát triển lớn mạnh mở rộng thị trường đến những nơi khác. Nếu địa phương của công ty đó sản xuất những sản phẩm uy tín chất lượng thì có thể dễ dàng mở rộng thị trường, được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng.

Nhưng về lâu dài chúng tôi cũng không đánh cao cách đặt tên theo kiểu này, vì giả sử trong cùng một địa phương có đến hai ba công ty cùng kinh doanh mặt hàng giống như bạn, gọi là cạnh tranh không lành mạnh, lúc đó rất dễ bị nhầm lẫn thương hiệu, gây những tổn thất cho việc kinh doanh sau này.

Đặt tên cho công ty bằng cụm từ viết tắt

Đặt tên công ty bằng cụm từ viết tắt

Đặt tên cho công ty bằng cụm từ viết tắt

Có những công ty tên gọi quá dài, họ gọi ngắn lại bằng một cụm từ viết tắt, có thể viết tắt của cụm từ tiếng Anh hoặc tiếng Việt, nhưng thường thì viết tắt bằng tiếng Anh phổ biến hơn.

Ví dụ như ngân hàng ngoại thương Việt Nam thường biết đến cái tên là Vietcombank, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông thì gọi Agribank,  ngân hàng Á Châu (ACB), công ty FPT, công ty Vinamilk, Sabeco,… tuy mục đích ban đầu là rút gọn tên cho dễ nhớ, nhưng dần dà thì tên viết tắt trở thành tên gọi chính thức của công ty, và phần lớn khách hàng vẫn thường gọi là theo tên viết tắt, vì nó dễ nhớ và gần gũi.

Đặt tên theo tính từ mô tả trừu tượng

Cách đặt tên này thể hiện ước muốn, khát vọng, triết lý kinh doanh của chủ doanh nghiệp, công ty. Ví dụ công ty vi tính Lộc Phát, công ty Phát Đạt, công ty Viễn Tiến Phát, công ty Nhất Tín, công ty Đại Tín, công ty Hòa Bình, công ty Thắng Lợi,…

Nó đều là những tính từ mô tả phần nào ngành nghề của người sáng lập, mang đến thông điệp cho khách hàng, đối tác của mình. Đây cũng là một cách đặt tên khá thú vị.

Đặt tên bằng tiếng nước ngoài

Nếu bạn vẫn chưa tìm được cách đặt tên tốt nhất cho mình thì tối khuyên bạn nên thử đặt tên công ty theo tên nước ngoài. Hãy tìm xem sản phẩm, dịch vụ của bạn mang ý nghĩa, hàm ý gì tương đồng với các tự vựng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật,…

Chẳng hạn như công ty Honey (bán mật ong), công ty mỹ phẩm Alovera, công ty Bosche Việt Nam, công ty Honda Việt Nam, công ty Suzuki Việt Nam,…

Hy vọng qua bài chia sẻ trên, bạn sẽ biết cách đặt tên công ty của mình cho phù hợp. Nếu bạn cần đặt tên công ty chuyên nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

#

Comments are closed