bệnh parkinson

Parkinson là một loại bệnh tuổi già tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh thậm chí còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, tencongty giúp bạn tìm hiểu thêm về bệnh Parkinson, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị.

Bệnh Parkinson là gì?

Tìm hiểu bệnh parkinson
Tìm hiểu bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là chứng bệnh rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương. Đây là tình trạng các tế bào trong não bị thoái hóa và thiếu hụt dopamine. Hay nói cách khác, những người mắc Parkinson không có đủ chất hóa học dopamine trong não do một số tế bào có khả năng tạo ra dopamine không còn hoạt động. Căn bệnh này có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh gây khó khăn khi cử động, khả năng giữ thăng bằng và kiểm soát cơ của người bệnh.

Chính vì khả năng hạn chế trong quá trình sinh hoạt nên người bệnh cần đến sự hỗ trợ của gia đình hoặc các trung tâm chăm sóc người già chuyên nghiệp.

Nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Nguyên nhân bệnh Parkinson ở người lớn tuổi
Nguyên nhân bệnh Parkinson ở người lớn tuổi

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác về nguyên nhân cụ thể gây bệnh Parkinson. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong cơ thể của những người mắc Parkinson hàm lượng Dopamine (chất dẫn truyền thần kinh giữ vai trò điều hòa cử động và phối hợp động tác của cơ thể) đã bị giảm đi đáng kể. Ngoài ra, một số yếu tố khác được cho là có liên quan gây ra bệnh Parkinson như:

  • Môi trường xung quanh: Những người thường xuyên phải tiếp xúc với các chất hóa học như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì lượng Dopamine thường có xu hướng giảm.
  • Chấn thương sọ não: Những người đã có tiền sử chấn thương sọ não có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn người bình thường.
  • Di truyền: Trong gia đình nếu có người mắc bệnh này thì nguy cơ mắc Parkinson của bạn cũng sẽ cao hơn.

Dấu hiệu của bệnh Parkinson

Dấu hiệu bệnh Parkinson
Dấu hiệu bệnh Parkinson

Làm sao để phát hiện bản thân có mắc bệnh Parkinson hay không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo đó, triệu chứng bệnh Parkinson thường có các dấu hiệu sau:

  • Run khi nghỉ ngơi: Nếu mắc Parkinson, khi ở trạng thái nghỉ ngơi người bệnh không chỉ run tay, chân mà còn ở môi, lưỡi,…Mức độ run sẽ tăng dần khi người bệnh xúc động hay quá tập trung và sẽ tạm thời mất đi khi người bệnh vận động hoặc trong lúc ngủ.
  • Co cứng cơ: Lúc này cơ bắp và xương bắt đầu cứng dần gây cảm giác tê cứng tại các vị trí cổ, vai, gáy. Bên cạnh đó, giọng nói người bệnh có thể thay đổi và bắt đầu chảy nước dãi không kiểm soát. Đặc biệt, các cơ vùng mặt cũng bị co cứng làm khuôn mặt mất đi vẻ tự nhiên.
  • Giảm khả năng vận động: Do sự cứng lại của các cơ và xương nên người bệnh sẽ khó để vận động, các thao tác kém linh hoạt. Dáng đi sẽ trở nên bất thường, khoảng cách giữa các bước chân ngắn dần, giảm tốc độ di chuyển, khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống,…
  • Luôn trong tư thế gập người: Do các nhóm cơ bị tăng trương lực khiến cho dáng người của người mắc bệnh Parkinson hơi gấp về phía trước. Vì thế cơ thể người bệnh khó giữ thăng bằng nên chỉ cần có lực đẩy nhẹ từ phía sau người bệnh sẽ bị ngã.

Ngoài ra, người bệnh còn có các dấu hiệu bệnh Parkinson phụ như: đau vai, suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, táo bón, giảm khả năng phân biệt mùi,…

Xem thêm: Các loại bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Các giai đoạn của bệnh Parkinson

Giai đoạn phát triển của hội chứng Parkinson
Các giai đoạn phát triển của hội chứng Parkinson

Bệnh Parkinson được chia làm 5 giai đoạn tiến triển chính:

Giai đoạn 1: Xuất hiện triệu chứng trên một bên cơ thể

Ở giai đoạn đầu của bệnh các triệu chứng chưa biểu hiện rõ rệt. Người bệnh chỉ có thể cảm nhận được những cơn run và tê nhẹ ở một bên cơ thể, thi thoảng bị co cứng cơ. Lúc này bệnh Parkinson vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh nên nhiều người chủ quan không nghĩ mình đang mắc bệnh và không đến viện thăm khám.

Giai đoạn 2: Xuất hiện triệu chứng đều hai bên cơ thể

Sau một thời gian có thể là vài tháng đến vài năm bệnh Parkinson phát triển và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng rõ rệt hơn. Sau đó, người bệnh sẽ cảm nhận được cơ ngày càng co cứng và khó cử động, tay, chân cùng các cơ quan khác ở hai bên cơ thể bắt đầu có biểu hiện run, lắc nhiều hơn đồng thời dáng đi cũng có phần thay đổi.

Giai đoạn 3: Khó giữ thăng bằng, giảm khả năng vận động

Đến giai đoạn này, người bệnh bắt đầu gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giữ thăng bằng cơ thể, dễ té ngã. Đồng thời, các triệu chứng rung lắc cơ thể ngày ngàng nghiêm trọng hơn.

Giai đoạn 4: Khả năng vận động bị hạn chế

Bước sang giai đoạn 4 của bệnh, người mắc Parkinson sẽ bị hạn chế khả năng vận động do cơ căng cứng. Các thao tác vận động được thực hiện vô cùng chậm chạp và gặp nhiều khó khăn để di chuyển.

Giai đoạn 5: Không thể tự di chuyển

Đây là giai đoạn bệnh nghiêm trọng nhất. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện như cơ bắp căng cứng, tay chân run nhiều và không thể tự mình đi lại. Hầu hết những người bệnh đến giai đoạn này đều phải nhờ đến sự trợ giúp của người xung quanh hoặc nằm liệt giường.

Xem thêm: Những đơn vị cho thuê xe cứu thương ở Quận 5 chất lượng tốt

Cách điều trị bệnh Parkinson

Mặc dù bệnh Parkinson không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hướng đến cuộc sống sinh hoạt. Do đó, bạn nên biết cách chăm sóc người già sa sút trí tuệ cũng như điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số cách điều trị Parkinson hiện đang được áp dụng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao. Tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà các y bác sĩ có thể đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp như: ghép mô thần kinh, kích thích điện vùng liềm đen – thể vận hay phẫu thuật định vị,…

Xem thêm: Review chi tiết về chỉ phẫu thuật CPT tại các bệnh viện

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị Parkinson
Sử dụng thuốc điều trị Parkinson

Sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định cũng là một cách để điều trị bệnh Parkinson. Một số loại thuốc nổi bật hay được sử dụng như: thuốc thay thế dopamine (không được kết hợp với vitamin B6 trong quá trình sử dụng), thuốc đồng vận dopamine, thuốc ức chế dị hóa dopamin, thuốc kháng tiết cholin (Artan, Trihex)

Thông thường khi mới điều trị người bệnh chỉ nên dùng với liệu lượng thấp, sau đó bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng đáp ứng thuốc của người bệnh rồi mới quyết định tăng dần hoặc duy trì liều lượng hay đổi sang loại thuốc khác.

Phục hồi chức năng

Ngoài hai phương pháp điều trị trên người bệnh Parkinson cũng có thể kết hợp thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng bao gồm:

  • Tập luyện các bài tập như yoga, dưỡng sinh, thái cực quyền,…để cải thiện khả năng vận động và hạn chế tình trạng rối loạn vận động,…
  • Sử dụng phương pháp trị liệu ngôn ngữ để cải thiện tình trạng rối loạn về nói và nuốt.
  • Luyện tập vật lý trị liệu để có thể tăng khả năng vận động đồng thời giảm rối loạn thăng bằng.

Cách phòng ngừa bệnh Parkinson

Vì chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh Parkinson nên chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên với một số biện pháp sau đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

  • Bổ sung các loại thực phẩm và hoa quả giàu flavonoid.
  • Bổ sung caffeine hóa bằng cách uống cà phê hoặc trà xanh để giúp ngăn chặn độc tố xâm nhập và giết chết tế bào thần kinh.
  • Thường xuyên tắm nắng để bổ sung vitamin D cho cơ thể.
  • Vận động và tập thể dục mỗi ngày.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các môi trường độc hại và các hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,….

Xem thêm: Tác dụng của Đông Trùng Hạ Thảo không phải ai cũng biết ?

Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết đã giúp bạn hiểu hết về chứng bệnh Parkinson cũng như biết thêm một số dấu hiệu bệnh Parkinson để kịp thời điều trị. Ngoài ra, chúng ta không nên chủ quan khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nhẹ của bệnh và phải tìm đến bác sĩ sớm nhất có thể để tránh bệnh trở nặng hơn.

Comments are closed